Tài chính

[ Thắc mắc ] Lựa chọn dự án đầu tư theo NPV, nên hay không?

NPV và IRR là hai phương pháp để đánh giá một dự án có khả thi và đem lại những lợi nhuận về kinh tế hay không. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Đối với mỗi loại dự án sẽ có những cách áp dùng tùy theo từng phương pháp khác nhau. Vậy lựa chọn dự án đầu tư theo NPV, nên hay không?

NPV và IRR là gì?

NPV (Net present value) là giá trị hiện tại ròng, chỉ số này đánh giá giá trị của toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai được chiết khấu về hiện tại. 

IRR (internal rate of return) là suất thu lợi nội tại. Thông qua chỉ số IRR, các nhà đầu tư có thể biết được chi phí sử dụng vốn cao nhất và hiệu quả nhất có thể chấp nhận được.

NPV và IRR không chỉ là chỉ số mà còn là phương pháp đánh giá về lợi tức kinh tế mà dự án mang lại. Dựa vào chỉ số NPV và IRR sẽ có thể nhận định mức độ hiệu quả khi đánh giá dự án một cách khả thi nhất. Từ đó các nhà đầu tư sẽ quyết định có nên thực thi dự án hay không.

npv và irr

NPV và IRR là gì?

Có nên lựa chọn dự án đầu tư theo NPV?

Phương pháp NPV đòi hỏi tính toán chính xác các chi phí mà điều này thường khó thực hiện đối với các dự án lâu dài. Còn đối với phương pháp IRR thì dễ xác định hơn vì chỉ số IRR là giá trị % cụ thể. 

Nếu đánh giá cả hai chỉ số này trong cùng điều kiện thì đều cho cùng một kết quả. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp thì phương pháp IRR lại không hiệu quả bằng phương pháp NPV trong việc tính toán và chiết khấu dòng tiền. 

Với IRR, nó chỉ sử dụng một tỷ lệ chiết khấu duy nhất để đánh giá tất cả các kế hoạch đầu tư. Điều này giúp đơn giản hóa quy trình tính toán, song, nó lại có thể dẫn đến những sai lệch trong quá trình đánh giá. Nếu so sánh giữa phương pháp NPV và IRR khi tiến hành đánh giá dự án đầu tư có chung một tỉ lệ chiết khấu, cùng dòng tiền tương lai, cùng mức độ rủi ro và cùng có thời gian thực hiện ngắn thì phương pháp IRR hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tỉ lệ chiết khấu lại luôn biến đổi theo thời gian. Nếu IRR không tính đến sự thay đổi của tỉ lệ chiết khấu thì phương pháp này sẽ không phù hợp với các dự án dài hạn.

Nên sử dụng NPV hay IRR để đánh giá quyết định đầu tư của dự án?

Một hạn chế nữa trong phương pháp IRR là phải biết được tỉ lệ chiết khấu của dự án. Để đánh giá dự án thông qua IRR thì ta phải so sánh với tỉ lệ chiết khấu. Nếu chỉ số IRR cao hơn tỉ lệ chiết khấu thì dự án khả thi. Mặt khác, nếu không biết tỉ lệ chiết khấu hoặc tỉ lệ chiết khấu không thể áp dụng cho dự án thì phương pháp IRR sẽ không hiệu quả.

Cùng tìm câu trả lời cho: Dùng NPV hay IRR đánh giá dự án hiệu quả hơn?

Khắc phục hạn chế của phương pháp IRR bằng phương pháp NPV

Có thể sử dụng phương pháp NPV để khắc phục những hạn chế của phương pháp IRR Phương pháp NPV cho phép sử dụng các tỉ lệ chiết khấu khác nhau mà không dẫn đến sai lệch. Ngoài ra, khi dùng cách này thì không cần phải so sánh chỉ số NPV với chỉ số nào khác bởi nếu NPV lớn hơn 0 tức là dự án khả thi.

Phương pháp này được nhiều người áp dụng hơn vì quy trình tính toán của nó rất đơn giản. Nhất là đối với các dự án có dòng tiền không ổn định, thì lựa chọn dự án đầu tư theo NPV mới chính là sự lựa chọn đúng đắn.

Tại sao IRR vẫn được sử dụng phổ biến hơn trong việc tính toán phân bổ nguồn vốn?

Phương pháp IRR là phương pháp đơn giản đối với các dự án dài hạn bởi nó đơn giản hoá dự án thành một con số duy nhất để nhà quản lý có thể xác định được dự án này có khả năng đem lại lợi nhuận hay không. Tuy nhiên đối với các dự án có dòng tiền không ổn định, thì NPV mới chính là sự lựa chọn đúng đắn. Bởi vậy, khi so sánh hiệu quả của các dự án, các nhà đầu tư cần xem xét bản chất và chi phí vốn bỏ ra ban đầu để có những so sánh và đưa ra kết luận chính xác.

Tại sao IRR vẫn được sử dụng phổ biến hơn trong việc tính toán phân bổ nguồn vốn?

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc lựa chọn dự án đầu tư theo NPV, nên hay không của nhiều nhà đầu tư khi đứng trước những dự án khác nhau. Tùy theo từng dự án và những thông tin liên quan của các dự án khác nhau mà lựa chọn những cách đánh giá khác nhau. Từ đó các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định chính xác nhất cho mỗi dự án.

Tham khảo: Bài tập tính NPV có lời giải chi tiết 

4.8/5 - (5 bình chọn)
Share
Nguyễn Linh

Recent Posts

Hướng dẫn cách tính điểm hòa vốn trong Excel ( có Ví Dụ minh họa)

Kinh doanh là lĩnh vực luôn thu hút rất nhiều người tham gia và mang về nhiều lợi nhuận nhanh…

21 giờ ago

Buôn bán gì với số vốn nhỏ? Top 10 ý tưởng hay nhất

Khi khởi nghiệp hay khi duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh, tiền vốn là yếu tố vô…

2 ngày ago

SKU là gì? Tại sao mã SKU lại quan trọng trong quản lý và kinh doanh

Quản lý hàng hóa là chuyện không hề dễ dàng và đơn giản với bất kỳ ai, đặc biệt là…

3 ngày ago

[ CẢNH BÁO] Iphone 11 Bảo Tuyết Mobile (Baotuyetmobile) có chuẩn?

Thực tế cho thấy, sản phẩm Iphone 11 mới ra mắt đã và đang trở thành cơn sốt với cộng…

4 ngày ago

[ VÍ DỤ ] Bài tập tính NPV của dự án có lời giải

Để có thể đánh giá dự án theo phương pháp NPV, trước hết chúng ta cần biết được cách tính…

6 ngày ago

Lãi gộp là gì? Công thức tính lãi gộp chuẩn nhất

Lãi gộp là một chỉ số tài chính quan trọng trong kinh doanh. Chỉ số này xuất hiện trên các…

7 ngày ago