Tài chính

Nhận định mức độ hiệu quả khi đánh giá dự án: NPV và IRR

Chúng ta có nhiều cách khác nhau để đánh giá việc phân bổ nguồn vốn của các dự án.  Trong số đó có 2 phương pháp đánh giá được nhiều người áp dụng, đó là dựa vào chỉ số NPV và IRR. Hai cách đánh giá này đều đem lại những tính khả thi trong quá trình đánh giá các dự án. Tuy nhiên, mỗi cách đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Bài viết này sẽ giúp các bạn có thể nhận định mức độ hiệu quả khi đánh giá dự án: NPV và IRR.

npv và irr

Nhận định mức độ hiệu quả khi đánh giá dự án: NPV và IRR

Khái niệm

Để nhận định được mức độ hiệu quả khi đánh giá dự án bằng NPV và IRR thì trước hết chúng ta cần hiểu NPV và IRR là gì?

Chỉ số NPV

NPV (Net present value) tức là Giá trị hiện tại ròng. Chỉ số này đánh giá giá trị của toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai được chiết khấu về hiện tại. NPV được xem là phương pháp tốt nhất để đánh giá khả năng sinh lời của dự án vì nó có thể cho biết mức lãi ròng của dự án sau khi đã thu hồi vốn đầu tư ban đầu và tất cả chi phí phát sinh (bao gồm cả lạm phát).

Chỉ số IRR

IRR (internal rate of return) tức là suất thu lợi nội tại. Bằng phương pháp IRR, các nhà đầu tư có thể biết được chi phí sử dụng vốn cao nhất và hiệu quả nhất có thể chấp nhận được. Phương pháp IRR dễ tính toán vì không phụ thuộc vào chi phí vốn nên khá thuận tiện cho việc so sánh cơ hội đầu tư vì nó cho biết khả năng sinh lời dưới dạng %. IRR còn đánh giá được tốc độ tăng trưởng mà một dự án có thể tạo ra được, từ đó nhà đầu tư có thể dễ dàng hơn trong việc cân nhắc nên thực hiện dự án nào.

Chi tiết: IRR là gì?

Ngoài ra, tỷ suất thu nhập nội bộ (IRR) là một công cụ để các nhà đầu tư quyết định có nên tập trung toàn lực cho một dự án cụ thể hay không, hay nên phân loại tính hấp dẫn của nhiều dự án khác nhau.

Cách tính NPV và IRR

Công thức tính NPV

Để tính được chỉ số NPV, chỉ cần áp dụng công thức tính sau:

NPV = Giá trị hiện tại của dòng tiền thu vào – giá trị hiện tại của dòng tiền chi ra

Nếu kết quả chỉ số NPV dương thì chứng tỏ đây là một dự án đáng giá bởi suất chiết khấu chính bằng chi phí cơ hội của dự án. Có nghĩa là khoản đầu tư có lời bởi giá trị của dòng tiền mặt sau khi khấu hao đã cao hơn mức đầu tư ban đầu. Vì vậy, nếu đã khấu trừ chi phí cơ hội mà vẫn có lãi thì dự án có lợi tức kinh tế và đáng được đầu tư.

Cách tính NPV

Công thức tính IRR

Để tính được chỉ số IRR, chỉ cần giải phương trình NPV(IRR)=0. Chỉ số IRR chính là nghiệm của phương trình NPV=0. Nếu kết quả chỉ số IRR lớn hơn giá trị suất chiết khấu (chi phí cơ hội) thì dự án này đáng đầu tư. Hiểu theo một cách khác tức là tỉ lệ hoàn vốn nội bộ càng cao thì khả năng thực thi dự án càng cao. 

Đánh giá phương pháp NPV hay IRR

Phương pháp NPV đòi hỏi tính toán chính xác các chi phí mà điều này thường khó thực hiện đối với các dự án lâu dài. Còn đối với phương pháp IRR thì dễ xác định hơn vì chỉ số IRR là giá trị % cụ thể. 

Đánh giá phương pháp NPV hay IRR

Nếu đánh giá cả hai chỉ số này trong cùng điều kiện thì đều cho cùng một kết quả. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp thì phương pháp IRR lại không hiệu quả bằng phương pháp NPV trong việc tính toán và chiết khấu dòng tiền. 

Với IRR, nó chỉ sử dụng một tỷ lệ chiết khấu duy nhất để đánh giá tất cả các kế hoạch đầu tư. Điều này giúp đơn giản hóa quy trình tính toán, song, nó lại có thể dẫn đến những sai lệch trong quá trình đánh giá. Nếu so sánh giữa phương pháp NPV và IRR khi tiến hành đánh giá dự án đầu tư có chung một tỉ lệ chiết khấu, cùng dòng tiền tương lai, cùng mức độ rủi ro và cùng có thời gian thực hiện ngắn thì phương pháp IRR hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tỉ lệ chiết khấu lại luôn biến đổi theo thời gian. Nếu IRR không tính đến sự thay đổi của tỉ lệ chiết khấu thì phương pháp này sẽ không phù hợp với các dự án dài hạn.

Một hạn chế nữa trong phương pháp IRR là phải biết được tỉ lệ chiết khấu của dự án. Để đánh giá dự án thông qua IRR thì ta phải so sánh với tỉ lệ chiết khấu. Nếu chỉ số IRR cao hơn tỉ lệ chiết khấu thì dự án khả thi. Mặt khác, nếu không biết tỉ lệ chiết khấu hoặc tỉ lệ chiết khấu không thể áp dụng cho dự án thì phương pháp IRR sẽ vô hiệu.

Tham khảo ý kiến: Nên lựa chọn NPV hay IRR để đánh giá dự án?

Cách khắc phục

Cách duy nhất để khắc phục những hạn chế của phương pháp IRR là sử dụng NPV. Phương pháp NPV cho phép sử dụng các tỉ lệ chiết khấu khác nhau mà không dẫn đến sai lệch. Ngoài ra, khi dùng cách này thì không cần phải so sánh chỉ số NPV với chỉ số nào khác bởi nếu NPV lớn hơn 0 tức là dự án khả thi.

Phương pháp này được nhiều người áp dụng hơn vì quy trình tính toán của nó rất đơn giản. Phương pháp IRR là phương pháp đơn giản đối với các dự án dài hạn bởi nó đơn giản hoá dự án thành một con số duy nhất để nhà quản lý có thể xác định được dự án này có khả năng đem lại lợi nhuận hay không. Còn đối với các dự án có dòng tiền không ổn định, thì NPV mới chính là sự lựa chọn đúng đắn.

Kết luận

Khi phân tích đánh giá dự án, các chỉ số NPV và IRR chính là chỉ tiêu đánh giá tài chính của dự án. Trong nền kinh tế hiện đại, để đảm bảo công bằng và bảo vệ môi trường, đa số các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực kinh tế sẽ phải chi trả cho các tác động ngoai lai mà họ gây ra với chủ thể khác. Hiện nay, các nhà đầu tư dự án còn quan tâm đến NPV, IRR Kinh tế nhằm lượng hoá các đại lượng kinh tế để tính hiệu quả của dự án đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, để đánh giá NPV hay IRR kinh tế, cần có các điều tra xã hội học và kinh tế rộng lớn, cùng với các tác động ngoại lai gây ra bởi các tất cả các chủ thể.

4.7/5 - (4 bình chọn)
Share
Nguyễn Linh

Recent Posts

[ Thắc mắc ] Lựa chọn dự án đầu tư theo NPV, nên hay không?

NPV và IRR là hai phương pháp để đánh giá một dự án có khả thi và đem lại những…

14 giờ ago

[ VÍ DỤ ] Bài tập tính NPV của dự án có lời giải

Để có thể đánh giá dự án theo phương pháp NPV, trước hết chúng ta cần biết được cách tính…

2 ngày ago

Lãi gộp là gì? Công thức tính lãi gộp chuẩn nhất

Lãi gộp là một chỉ số tài chính quan trọng trong kinh doanh. Chỉ số này xuất hiện trên các…

3 ngày ago

Hỏi đáp chuyên gia: “Dùng nước khoáng để nấu ăn có hại gì không?”

Ngày 10/10 vừa qua, trạm cấp nước sông Đà cho nhiều khu vực tại TP Hà Nội đã bị nhiễm…

5 ngày ago

Như thế nào là một doanh nhân thành đạt?

Doanh nhân là người tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ…

6 ngày ago

Tại sao không nên dùng nước khoáng nấu ăn? – Ý kiến từ chuyên gia

Ngày 10/10 vừa qua, nhiều người dân ở Hà Nội đã phát hiện mùi khét trong nước sinh hoạt hằng…

7 ngày ago