Khoa học

Tại sao không nên dùng nước khoáng nấu ăn? – Ý kiến từ chuyên gia

Ngày 10/10 vừa qua, nhiều người dân ở Hà Nội đã phát hiện mùi khét trong nước sinh hoạt hằng ngày. Kết quả xét nghiệm cho thấy, nguồn nước từ trạm cấp nước sông Đà đã bị nhiễm Styren nặng. Nếu sử dụng nguồn nước này trong một thời gian ngắn, có thể dẫn đến các vấn đề trầm cảm, mệt mỏi, suy yếu sức khỏe,… về lâu dài có thể phá hủy gan dẫn tới ung thư.

Vì vậy, sau đó ngày 15/10 lãnh đạo thành phố Hà Nội đã khuyến cáo người dân không nên tiếp tục sử dụng nguồn nước này. Do đó, nhiều người dân đã sử dụng nước đóng chai, nước khoáng và nước tinh khiết để sinh hoạt và dùng nấu ăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia không nên dùng nước đóng chai để nấu ăn.

khong nen dung nuoc khoang nau an

Nguồn nước sông Đà bị nhiễm Styren nặng.

Tại sao không nên dùng nước khoáng để nấu ăn?

Theo GS.TSKH Trần Văn Sung, Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, “không nên dùng nước khoáng để nấu ăn mà chỉ nên dùng nước sạch, tinh khiết“.  Ông giải thích thêm, nước khoáng đã được qua xử lý và bổ sung thêm nhiều chất khác có lợi cho cơ thể như magie, canxi, natri, kali… Những chất này khi bị tác động bởi nhiệt độ cao trong quá trình nấu ăn sẽ tạo ra chất cặn rất có hại với sức khỏe, đặc biệt là những người thận yếu.

Ngoài ra, khi bị tác động bởi nhiệt độ, các khoáng chất có trong nước có thể tiếp xúc với nhau và gây ra các phản ứng hóa học rất nguy hiểm cho sức khỏe. Hậu quả mà các chất mới sau phản ứng tạo nên sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường trước. Do đó, ông Sung khuyên rằng, người dân chỉ nên dùng nước khoáng để uống, không nên dùng để nấu ăn. Chỉ sử dụng nước sạch, nước tinh khiết trong quá trình nấu nướng.

Người dân mua rất nhiều nước khoáng để sinh hoạt và nấu ăn.

Thế nào là nước khoáng, nước tinh khiết?

Trước vấn đề này, nhiều người dân thắc mắc không biết nước khoáng và nước tinh khiết khác nhau như thế nào. Qua trao đổi với PGS. TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Hóa học Hà Nội, bà cho biết hai loại nước này khác nhau ở thành phần các khoáng chất, nguồn gốc sản xuất và giá trị sử dụng.

Nước khoáng có nhiều khoáng chất khác nhau được bổ sung với hàm lượng ổn định, và phải có những đặc hiệu đặc biệt theo quy chuẩn của thế giới hoặc Việt Nam. Trong khi đó, nước tinh khiết không có các vi khoáng. Nó là loại nước suối được lấy từ các tầng địa chất đặc biệt có chứa nhiều loại khoáng chất tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên hàm lượng khoáng chất này không cao và không có tính ổn định như nước khoáng. Vì vậy loai nước này còn được gọi là nước thiên nhiên tiệt trùng.

Cũng theo bà An, người dân nên đọc kỹ các thông tin trên nhãn mác và thành phần để phân biệt hai loại nước này và sử dụng cho phù hợp.

4.5/5 - (2 bình chọn)
Share
Nguyễn Linh

Recent Posts

Nhận định mức độ hiệu quả khi đánh giá dự án: NPV và IRR

Chúng ta có nhiều cách khác nhau để đánh giá việc phân bổ nguồn vốn của các dự án.  Trong…

23 giờ ago

Hỏi đáp chuyên gia: “Dùng nước khoáng để nấu ăn có hại gì không?”

Ngày 10/10 vừa qua, trạm cấp nước sông Đà cho nhiều khu vực tại TP Hà Nội đã bị nhiễm…

2 ngày ago

Như thế nào là một doanh nhân thành đạt?

Doanh nhân là người tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ…

3 ngày ago

Nhà đầu tư thiên thần là gì? Khởi nghiệp có cần Angel Investor?

Đối với những chủ doanh nghiệp, các công ty Startup thì đây là một từ ngữ không hề mới lạ.…

5 ngày ago

Các chức năng của tiền tệ trong kinh tế thị trường hiện nay

Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển cao thì hầu hết các mối quan…

6 ngày ago

Công thức tính NPV – Ví dụ cụ thể công thức tính NPV

Đối với những người là dân tài chính, quản trị kinh doanh… hay những ngày liên quan đều không xa…

1 tuần ago