Categories: Kinh doanh

Như thế nào là một doanh nhân thành đạt?

Doanh nhân là người tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với mục đích chính là tạo ra được lợi nhuận. Để làm được điều này, doanh nhân kết hợp sử dụng nhân lực, nguồn vốn tài chính cùng chất xám để tạo bàn đạp cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế.

Doanh nhân còn được biết đến với vai trò là một giám đốc điều hành cấp cao, người có thể điều hành và quản lý cả một công ty, tập đoàn. Thậm chí doanh nhân cũng có thể là nhà sáng lập, chủ sở hữu hoặc cổ đông chính cho một doanh nghiệp thương mại.

Cụm từ doanh nhân không bao hàm cấp điều hành, giám đốc tại các công ty nhà nước. Doanh nhân chỉ là thuật ngữ dành riêng cho các tổ chức tư nhân, không áp dụng đối với các cơ quan nhà nước. Tại Việt Nam, doanh nhân là khái niệm dùng để chỉ các tầng lớp gắn với thành phần kinh tế tư nhân và cụm từ này chỉ mới được nêu lên từ sau những năm 90.

doanh nhân thành đạt

Hiện nay có nhiều người lầm tưởng rằng ai có khối tài sản khủng, nhiều tiền thì được gọi là doanh nhân nhưng đây là định nghĩa sai. Vậy doanh nhân là gì? Như thế nào là một doanh nhân thành đạt?

Tôi biết một doanh nhân chuyên sản xuất hàng gia dụng với tài sản ròng bạn bè ông ước tính khoảng 3-4.000 tỷ, gần như k nợ nần gì.

Nổi tiếng trong ngành nhưng rất kín tiếng và luôn giấu mình trước truyền thông hay các sự kiện lớn.

Khi cần ông cho vị giám đốc làm thuê ra mặt và nhiều khi bên ngoài tưởng ông này là chủ, quyết định sự sống còn của Cty.

Tâm sự với bạn bè thân ông nói làm ăn mà ồn ào ầm ĩ khoa trương chỉ tổ để quan trên lính dưới và xung quanh dòm ngó. Thương mình, lo và chung tay chân tình thì ít, chủ yếu lợi dụng thứ này thứ nọ và xem kiếm chác được gì không.

Ông nhiều lần bảo rằng các anh cứ nhìn gương nhiều đại gia được thổi lên tận mây xanh, ca ngợi này nọ, xếp hạng tỷ phú kia rồi giàu nhất nhì đấy xem có ai bền lâu k?

Chẳng vào lò cũng nợ nần ngập đầu rồi khi sa cơ thất thế thiên hạ buông tay, ngó lơ gần hết. Ở cái xứ này khi mà họ lật lại những “nhóm lợi ích” trước đây hay các mối quan hệ đại gia-quan chức ngày xưa thì kiểu gì cũng chết! Tốt nhất là ăn ít no lâu và chừng mực với tất cả.

Ông mua khá nhiều đất, chủ yếu để làm nhà xưởng và cho hay tài sản đa phần cũng từ đó mà ra. Ông cho rằng kinh doanh bđs k xấu, chỉ hại mình khi quá tham và bất chấp tất cả để kiếm tiền chia nhau.

Ông cũng nói rằng người ta cứ ca tụng mình khi còn dùng được, kiếm được thế thôi chứ doanh nhân nhiều lúc như con bò sữa nên có làm ăn nên tỉnh táo, đừng ảo tưởng khi mà nay đúng mai có thể sai rồi cứ thế thay đổi theo ý người ta!

5/5 - (1 bình chọn)
Share
Phạm Thanh Hải

Recent Posts

[ Thắc mắc ] Lựa chọn dự án đầu tư theo NPV, nên hay không?

NPV và IRR là hai phương pháp để đánh giá một dự án có khả thi và đem lại những…

14 giờ ago

[ VÍ DỤ ] Bài tập tính NPV của dự án có lời giải

Để có thể đánh giá dự án theo phương pháp NPV, trước hết chúng ta cần biết được cách tính…

2 ngày ago

Lãi gộp là gì? Công thức tính lãi gộp chuẩn nhất

Lãi gộp là một chỉ số tài chính quan trọng trong kinh doanh. Chỉ số này xuất hiện trên các…

3 ngày ago

Nhận định mức độ hiệu quả khi đánh giá dự án: NPV và IRR

Chúng ta có nhiều cách khác nhau để đánh giá việc phân bổ nguồn vốn của các dự án.  Trong…

4 ngày ago

Hỏi đáp chuyên gia: “Dùng nước khoáng để nấu ăn có hại gì không?”

Ngày 10/10 vừa qua, trạm cấp nước sông Đà cho nhiều khu vực tại TP Hà Nội đã bị nhiễm…

5 ngày ago

Tại sao không nên dùng nước khoáng nấu ăn? – Ý kiến từ chuyên gia

Ngày 10/10 vừa qua, nhiều người dân ở Hà Nội đã phát hiện mùi khét trong nước sinh hoạt hằng…

7 ngày ago