Categories: MarketingTổng hợp

Marketing là gì ? Phân loại và chức năng của marketing

1.KHÁI NIỆM VỀ MARKETING

  • Theo E.J McCarthy ” Marketing chính là quá trình thực hiện các hoạt động với mục đích đạt được những mục tiêu của tổ chức thông qua việc đoán trước các nhu cầu của khách hàng hay người tiêu dùng để điều khiển các dòng hàng hoá dịch vụ thoả mãn các nhu cầu từ nhà sản xuất đến khách hàng hay người tiêu dùng.”
  • Khái niệm về Marketing thương mại dùng để áp dụng công nghệ hiện đại vào lĩnh vực thương mại của những tổ chức kinh tế ” Marketing thương mại chính là quá trình tổ chức, quản lý và có thể điều khiển những hoạt động với mục đích tạo ra các khả năng và có thể đạt được mục tiêu tiêu thụ đạt hiệu quả nhất các sản phẩm của một tổ chức trên cơ sở thỏa mãn một cách tốt nhất của các nhà sản xuất, các nhà thương mại và người tiêu dùng”.

marketing là gì

2. PHÂN LOẠI MARKETING

Marketing được phân thành hai loại sau:

  • Marketing truyền thống (cổ điển): Các hoạt động Marketing chỉ xảy ra trên thị trường trong khâu lưu thông. Hoạt động đầu tiên của Marketing chính là làm việc với thị trường và việc tiếp theo của nó là trên các kênh truyền thông. Về bản chất thì Marketing cổ điển chỉ chú trọng đến việc tiêu thụ nhanh những hàng hoá và dịch vụ mà không chú trọng đến khách hàng. Tồn tại trong điều kiện cạnh tranh quá gay gắt nếu chỉ cần quan tâm đến khâu tiêu thụ thì chưa đủ mà cần phải quan tâm đến tính đồng bộ của cà hệ thống. Vì thế việc thay đổi Marketing truyền thống bằng một loại Marketing khác là điều cần thiết.

  • Marketing hiện đại: Sau khi Marketing hiện đại ra đời thì nó đã góp phần to lớn vào việc khắc phục các tình trạng khủng hoảng thừa thải và nâng cao việc thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ. Marketting hiện đại đã chú ý tới khách hàng nhiều hơn và nhắm đến thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình sản xuất hàng hoá. Lúc này nhu cầu của khách hàng là quan trọng nhất. Bên cạnh đó, vì việc chú ý đến tính đồng bộ của các hệ thống nên các bộ phận, đơn vị đều tập trung tạo nên sức mạnh lớn để đáp ứng mạnh nhất  nhu cầu của khách hàng. Marketing có mục tiêu chính là tối đa hoá các lợi nhuận nhưng nó chính là các mục tổng thể, dài hạn còn biểu hiện trong ngắn hạn chính là sự thoả mãn thật tốt nhu cầu của khách hàng.

3. NHỮNG CHỨC NĂNG CỦA MARKETING

  • Chức năng làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu của khách hàng: Dựa vào việc nghiên cứu thị trường các thông tin về khách hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến các hành vi mua hay không mua của khách hàng, các nhà sản xuất kinh doanh đã tạo ra những sản phẩm và hàng hoá làm hài lòng khách hàng khi họ khó tính nhất.
    Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, không như trước kia chỉ thiên về việc phục vụ nhu cầu thiết yếu thì giờ đây mở rộng ra sinh lý, tâm linh, trình độ kiến thức, vị trí xã hội… Nếu có thể thực hiện chuỗi hoạt động Marketing ngay trong doanh nghiệp của mình thì chúng ta sẽ thâu tóm và chi phối được các phần thiên về kỹ thuật, tiêu chuẩn của sản phẩm và nghiên cứu thị trường các xí nghiệp như bao bì, nhãn hiệu… để nâng cao tính hấp dẫn của sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

  • Chức năng phân phối : Đây là một chức năng bao gồm các hoạt động nhằm tổ chức sự vận động tối ưu sản phẩm hàng hoá từ giai đoạn kết thúc quá trình sản xuất cho đến lúc nó được giao đến các cửa hàng bán lẻ hay giao trực tiếp cho người sử dụng.
    Qua chức năng này, những người tiêu thụ trung gian sẽ có khả năng được phát triển mạnh. Bên cạnh đó nó còn hướng dẫn khách hàng các thủ tục ký có liên quan đến các giai đoạn mua hàng, vận tải chuyên dụng, kho bãi dự trữ, bảo quản hàng hoá… Một điều đặc biệt nhất đó chính là chức năng phân phối có thể phát hiện được sự trì trệ, ách tắc của kênh phân phối trong quá tình phân phối.
  • Chức năng tiêu thụ hàng hoá: Chức năng này chính là tổng thể của hai hoạt động lớn như: Kiểm soát giá cả và các nghiệp vụ trong bán hàng.
  • Các hoạt động yểm trợ: Marketing sẽ hỗ trợ cho khách hàng. Doanh nghiệp sẽ được thoả mãn tốt hơn khi nhu cầu khách hàng chính là công cụ cạnh tranh hiệu quả trong khi việc tối ưu hoá chi phí khó để cạnh tranh bằng giá. Chúng ta có thể biết các hoạt động yểm trợ như sau: quảng cáo, khuyến mãi, quà tặng, hội chợ, triển lãm và các dịch vụ khác ngành.
4.4/5 - (7 bình chọn)
Share
Hùng Khánh

Recent Posts

Buôn bán gì với số vốn nhỏ? Top 10 ý tưởng hay nhất

Khi khởi nghiệp hay khi duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh, tiền vốn là yếu tố vô…

1 ngày ago

SKU là gì? Tại sao mã SKU lại quan trọng trong quản lý và kinh doanh

Quản lý hàng hóa là chuyện không hề dễ dàng và đơn giản với bất kỳ ai, đặc biệt là…

2 ngày ago

[ CẢNH BÁO] Iphone 11 Bảo Tuyết Mobile (Baotuyetmobile) có chuẩn?

Thực tế cho thấy, sản phẩm Iphone 11 mới ra mắt đã và đang trở thành cơn sốt với cộng…

3 ngày ago

[ Thắc mắc ] Lựa chọn dự án đầu tư theo NPV, nên hay không?

NPV và IRR là hai phương pháp để đánh giá một dự án có khả thi và đem lại những…

4 ngày ago

[ VÍ DỤ ] Bài tập tính NPV của dự án có lời giải

Để có thể đánh giá dự án theo phương pháp NPV, trước hết chúng ta cần biết được cách tính…

5 ngày ago

Lãi gộp là gì? Công thức tính lãi gộp chuẩn nhất

Lãi gộp là một chỉ số tài chính quan trọng trong kinh doanh. Chỉ số này xuất hiện trên các…

6 ngày ago