Mục lục tiểu luận là phần vô cùng quan trọng giúp cho giảng viên có thể nhìn bao quát được tổng thể bài viết của sinh viên. Giúp dễ dàng tìm thấy thông trong bài dựa trên tiêu đề và số trang tương ứng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trình bày mục lục tiểu luận cụ thể và chi tiết nhất, cùng theo dõi nhé!
MỤC LỤC
Cách trình bày mục lục tiểu luận
Thông thường mục lục của tiểu luận thường đặt ở ngay sau trang bìa hoặc ở sau lời cảm ơn hay lời cam đoan. Khi đặt ở đây giảng viên sẽ dễ dàng đánh giá được cấu trúc bài tiểu luận, sẽ có thiện cảm hơn so với bài viết của bạn.
Tùy theo từng chủ đề của tiểu luận, bạn sẽ tùy chỉnh theo sao cho phù hợp với các nội dung. Đối với dạng tiểu luận thiên về lý luận bạn có thể liệt kê những đề mục lý luận và chủ đề chính. Với những đề tài tiểu luận với phần lớn là các con số thì có thể trình bày thêm phương pháp và kết quả dữ liệu.
Khi trình bày mục lục tiểu luận cần đảm bảo gọn gàng, sạch đẹp và đủ ý. Sự sơ sài sẽ khiến bạn dễ dàng mất điểm khi giảng viên đọc bài viết. Hãy thử tưởng tượng, với khối lượng tiểu luận lớn, họ không thể kiểm soát được chi tiết được từng bài. Do đó, hãy ghi ra những đề mục lớn, nhỏ một cách tỉ mỉ nhất đảm bảo không bỏ sót một ý nào trong bài làm của bạn.
Cách tạo mục lục cho tiểu luận bằng word
Sử dụng Word sẽ giúp bạn tạo được mục lục cho tiểu luận một cách nhanh gọn, logic nhất. Về nội dung bạn phải sắp xếp theo trình tự nhất định đảm bảo các nội dung liền mạch và có sự gắn kết với nhau. Để tạo được một mục lục hoàn chỉnh cần thực hiện theo những bước sau:
- Bước 1: Lựa chọn tiêu đề chính và phụ cho phần mục lục. Hãy lựa chọn tiêu đề chính bằng cách nhấn vào Heading 1 và bôi đen, Heading 1 chính là tiêu đề của bài tiểu luận.
- Bước 2: Tiếp theo bạn cần thực hiện để tạo ra những tiêu đề nhỏ hơn bằng “Heading 2”. Tương tự, nếu như còn những tiêu đề khác nhỏ hơn có thể lựa chọn “Heading 3” hoặc “Heading 4”. Bạn cần biết rằng Heading 2 chính là tiêu đề phụ của Heading 1, Heading 3 chính là tiêu đề phụ của Heading 2.
- Bước 3: Lựa chọn Insert rồi tiếp tục chọn Index và nhấn Index and Tables.
- Bước 4: Hoàn thành xong các bước bạn sẽ thấy các đề mục trong bài tiểu luận của mình sẽ được sắp xếp theo trật tự nhất định
Chỉ với 4 bước thao tác đơn giản bạn đã dễ dàng tạo ra mục lục cho bài tiểu luận một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao.
Một số lưu ý khi trình bày mục lục cho tiểu luận
Khi trình bày mục lục của tiểu luận bạn cũng cần chú ý những thông tin dưới đây:
- Hãy lựa chọn font chữ phù hợp, bạn nên lựa chọn font Time New Roman để trình bày mục lục của tiểu luận
- Nên viết chữ in hoa để những đề mục chính bạn nên viết bằng chữ in hoa để tạo sự nổi bật. Tuy nhiên, đề mục phụ bạn nên viết bằng chữ thường.
- Tùy vào từng khổ giấy để bạn căn lề trái hay phải sao cho phù hợp và cần lựa chọn cỡ chữ vừa vặn cho phần mục lục tiểu luận
- Khoảng cách giữa các dòng và giữa chữ với nhau cũng cần nên căn chỉnh, nên lựa chọn thông số nhất định trong khoảng từ 1.15-1.5.
- Các chương trong mục lục của tiểu luận phải đảm bảo sắp xếp theo quy định. Khi bạn có mục 1 thì phải có mục 2,3, 4,… Còn khi đã có mục 1.1 thì tiếp theo cần có đó chính là mục 1.2,….
Bạn cần chú ý tuân thủ các quy tắc khi viết sẽ giúp giảng viên dễ dàng tiếp cận hơn với bài tiểu luận. Đây cũng là cách giúp bạn dành được điểm cao trong các học phần của mình.
Trên đây là cách trình bày mục lục tiểu luận mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng, bạn sẽ tạo ra được một mục lục tiểu luận được trình bày khoa học, tạo ấn tượng tốt hơn với giảng viên. Chúc bạn thành công!