Categories: Tổng hợp

Mách bạn cách viết tiểu luận quản lý giáo dục hiệu quả nhất

Chắc hẳn những bạn đang theo học lĩnh vực quản lý giáo dục không còn xa lạ với các bài tiểu luận. Tuy nhiên điều này lại gặp khó khăn cho những bạn sinh viên năm nhất. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách viết tiểu luận quản lý giáo dục đạt điểm số cao, cùng theo dõi nhé!

Tiểu luận quản lý giáo dục là gì?

Tiểu luận quản lý giáo dục là một bài tiểu luận nghiên cứu về các vấn đề khác nhau của quản lý giáo dục mà các bạn sinh viên theo học chuyên ngành theo học. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của tiểu luận không quá rộng, phù hợp với lượng kiến thức, thời gian và kinh nghiệm thực tế của sinh viên trong từng giai đoạn.

tieu luan
Tiểu luận quản lý giáo dục

Sinh viên cần chăm chỉ bám sát lý luận thực tiễn để phân tích một cách chính xác nhất. Nếu không theo sát rất dễ mắc phải các lỗi cơ bản mà giảng viên khó lòng bỏ qua khi chấm bài.

Hướng dẫn viết tiểu luận quản giáo dục 

Cấu trúc tiểu luận quản lý giáo dục cũng tương tự với các ngành nghề khác. Cách viết tiểu luận quản lý giáo dục bao gồm 3 phần: mở đầy, nội dung và kết luận, cụ thể như sau:

Phần mở đầu 

Ở phần mở đầu của tiểu luận bạn cần đưa ra được những ý sau:

  • Tính cấp thiết của đề tài lựa chọn
  • Mục tiêu nghiên cứu ngắn hạn và dài hạn
  • Đối tượng được đề cập trong đề tài nghiên cứu
  • Phạm vi nghiên cứu bao gồm cả về không gian và thời gian
  • Lựa chọn một trong những phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính hoặc nghiên cứu theo phương pháp tổng hợp
  • Đưa ra cấu trúc của bài tiểu luận

Phần nội dung chính 

Nội dung của tiểu luận quản lý giáo dục

Nội dung của bài tiểu luận quản lý giáo dục thường bao gồm 3 chương:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận phục vụ cho đề tài nghiên cứu
  • Chương 2: Thực trạng hiện tại của đề tài nghiên cứu

Trong phần này bạn cần giới thiệu chung về đơn vị giáo dục sẽ nghiên cứu trong tiểu luận. Tiếp theo, đưa ra những công tác giáo dục mà trường đang triển khai như: chương trình học, ngoại khóa, khen thưởng, kỷ luật,…

Tiếp đó là những khó khăn mà trường gặp phải, lưu ý cần nhấn mạnh đến vấn đề đang nghiên cứu. Những khó khăn này liên quan đến những đối tượng nào như: nhà trường, phụ huynh, các cơ sở ban ngành liên quan,…

  • Chương 3: Đưa ra đề xuất và kiến nghị các giải pháp khắc phục các vấn đề đang gặp phải

Dựa vào những phân tích với các lý luận thực tiễn ở chương 1 từ đó đưa ra những đề xuất điều chỉnh hợp lý.

Phần kết luận 

Kết luận lại toàn bộ những phân tích đã nêu ở trên, đồng thời đưa ra ý kiến của cá nhân. Lưu ý, trong phần kết luận bạn không nên đưa ra những luận điểm mới tránh gây ra sự bất đồng trong tiểu luận.

Lưu ý khi viết tiểu luận quản lý giáo dục

Để có một bài tiểu luận quản lý giáo dục chất lượng, đạt điểm số cao bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

Lưu ý khi viết tiểu luận quản lý giáo dục

  • Lựa chọn đề tài

Khi chọn đề tài cho bài tiểu luận bạn cần chú ý không nên lựa chọn chủ đề quá mới lạ. Bởi điều này sẽ khiến bạn khó khăn trong việc xử lý thông tin, tìm hiểu cơ sở lý luận để hoàn thành tốt bài tập.

  • Lựa chọn trường, cơ sở nghiên cứu

Thời gian làm bài tiểu luận khá hạn chế, vì vậy nên lựa trường hoặc cơ sở nghiên cứu không có lớn. Tuy nhiên, cần đảm bảo được các thông tin thu thập phải đầy đủ đảm bảo bài tiểu luận được hoàn thành đúng kế hoạch.

  • Đảm bảo cấu trúc chuẩn

Bạn không nên tự tạo ra một cấu trúc mới bởi điều này sẽ không làm bài tiểu luận của bạn đạt điểm số cao hơn. Cấu trúc mà chúng tôi chia sẻ đã được các chuyên gia hàng đầu tại trường đại học đúc kết sau rất nhiều năm làm việc thực tiễn. Mang tới sự tối ưu, trọng tâm nhất cho sinh viên trong quá trình làm tiểu luận.

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn cho bạn cách viết tiểu luận quản lý giáo dục đầy đủ nhất. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong việc thực hiện bài tiểu luận. Chúc bạn đạt được điểm số cao trong bài tiểu luận của mình!

5/5 - (2 bình chọn)
Share
Nguyễn Linh

Recent Posts

[ VÍ DỤ ] Bài tập tính NPV của dự án có lời giải

Để có thể đánh giá dự án theo phương pháp NPV, trước hết chúng ta cần biết được cách tính…

19 giờ ago

Lãi gộp là gì? Công thức tính lãi gộp chuẩn nhất

Lãi gộp là một chỉ số tài chính quan trọng trong kinh doanh. Chỉ số này xuất hiện trên các…

2 ngày ago

Nhận định mức độ hiệu quả khi đánh giá dự án: NPV và IRR

Chúng ta có nhiều cách khác nhau để đánh giá việc phân bổ nguồn vốn của các dự án.  Trong…

3 ngày ago

Hỏi đáp chuyên gia: “Dùng nước khoáng để nấu ăn có hại gì không?”

Ngày 10/10 vừa qua, trạm cấp nước sông Đà cho nhiều khu vực tại TP Hà Nội đã bị nhiễm…

4 ngày ago

Như thế nào là một doanh nhân thành đạt?

Doanh nhân là người tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ…

5 ngày ago

Tại sao không nên dùng nước khoáng nấu ăn? – Ý kiến từ chuyên gia

Ngày 10/10 vừa qua, nhiều người dân ở Hà Nội đã phát hiện mùi khét trong nước sinh hoạt hằng…

6 ngày ago