“Thị trường bất động sản là phải khai thác giá trị đầu tư trên đất, chứ không phải chờ đất tăng giá, để gặt hái lợi nhuận. Đầu tư bỏ tiền vào bất động sản, để chờ giá lên rồi bán, là một hành động làm hại nền kinh tế” – GS. Đặng Hùng Võ khuyến cáo.
Việc tăng giá bất động sản sẽ kéo hàng loạt các chi phí khác tăng theo. Đây là thời điểm mà nền kinh tế đang phục hồi sau dịch bệnh nên chịu ảnh hưởng lớn.
Theo giới chuyên môn, cần phải kiểm soát chặt việc đẩy vốn vào bất động sản vì rủi ro đối với lĩnh vực này luôn tiềm ẩn lớn. Ngân hàng Nhà nước cần phải có cơ chế và chính sách quản lý chặt chẽ để lường trước những rủi ro trong việc cho vay bất động sản. Cuộc đổ vỡ theo “hiệu ứng domino” năm 2008 – 2009 của thị trường bất động sản vẫn còn là câu chuyện đầy ám ảnh, bởi sau đó là sự trì trệ của cả nền kinh tế kéo dài nhiều năm.

Đánh thuế để kiểm soát thị trường bất động sản
Đánh thuế người (và người thân như vợ chồng con cái cha mẹ) mua đất hoặc căn nhà thứ 2, luỹ tiến dần lên để nhà nước có thêm nguồn thu là cách làm phổ biến ở các nước. Thậm chí như ở Mỹ hay châu Âu, việc sở hữu căn nhà hoặc miếng đất đồng nghĩa với việc đóng thuế hàng năm (không làm gì cũng một năm mấy ngàn đô tiền thuế), năm sau nếu vẫn không làm thì thuế lại tăng lên nữa. Điều này sẽ gây áp lực để họ đưa nhà / đất vào khai thác, thay vì để trống đó chờ giá tăng lên kiếm chút lời. Căn nhà đầu tiên là nhu cầu để ở, nên mới được miễn thuế và ngân hàng hỗ trợ vay. Căn nhà / đất thứ 2 trở lên là họ có nhu cầu kinh doanh rồi, nên ngân hàng sẽ không cho vay nữa, và kinh doanh thì phải được đối xử khác.
Nhà nước ở các nước cũng gây áp lực để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đầu tư vào các ngành có lợi cho nền kinh tế, ví dụ bất động sản công nghiệp (khu công nghiệp, khu chế xuất, công viên kỹ thuật cao) hoặc đầu tư nhà xưởng cho thuê…thay vì chỉ tập trung đầu tư vào bất động sản nhà ở, và chỉ dành cho 1 nhóm người có tiền mua đi bán lại tạo sốt trên thị trường, trên nền tảng kinh doanh lòng tham của con người, giống như cờ bạc vậy. Về lâu dài, họ gây hại rất lớn cho nền kinh tế và bất ổn xã hội. Không có nền kinh tế nào lớn trên thế giới, quốc gia phát triển và văn minh nào mà phát triển dựa trên nền tảng bất động sản cả. Các tập đoàn (gọi là tập đoàn) thì phải đầu tư phát triển nhà máy, có mảng R&D, có sản xuất chứ không phải toàn phát triển các khu dân cư hay chung cư hay khu đô thị.
Xem thêm: Đề suất đánh thuế cao người đầu cơ đất
Bất động sản ở Việt Nam cần kiểm soát tốt để đưa nguồn vốn vào sản xuất cho nền kinh tế, giúp xã hội phát triển ổn định, căn cơ, bền vững.
Theo TNBS
Originally posted 2021-04-25 16:10:19.