Với những sinh viên kinh tế thì việc viết tiểu luận là điều vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên, một số sinh viên vẫn gặp khó khăn trong quá trình viết tiểu luận kinh tế quốc tế. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc cách làm tiểu luận kinh tế quốc tế chi tiết và tỉ mỉ nhất, cùng theo dõi nhé!
MỤC LỤC
Cách làm tiểu luận kinh tế quốc tế
Giống như các đề tài tiểu luận khác, tiểu luận kinh tế quốc tế cũng bao gồm 3 phần chính đó là: Mở đầu, nội dung và kết luận cụ thể như sau:
- Phần mở đầu thường bao gồm: Lời cảm ơn, lời cam đoan và lời mở đầu. Ở phần này, người làm tiểu luận cần chú ý chỉ ra đề tài nghiên cứu cụ thế, cũng như phương pháp sử dụng để thực hiện đề tài đó.
- Phần nội dung: Ở phần này cần đi sâu vào để nghiên cứu đề tài chính. Bạn cần đưa ra chính xác luận điểm, luận cứ. Dựa vào đề tài đã lựa chọn mà lập luận vấn đề một cách logic, khoa học nhất. Tránh trường hợp phân tích lan man, dài dòng nhưng không đưa ra được bất kỳ kết luận gì.
- Phần kết luận: Tại phần này bạn cần tóm tắt những ý chính của tiểu luận và đưa ra quan điểm, nhận xét cá nhân của mình về đề tài đang nghiên cứu. Đặc biệt, ở phần kết luận không được đưa ra luận điểm mới mà chưa đề cập trong phần nội dung. Tránh tình trạng các luận điểm đối lập gây ra mâu thuẫn trong bài tiểu luận.
Chú ý: Bài tiểu luận cần đảm bảo về mặt hình thức, nội dung, tuyệt đối không được sai lỗi chính tả. Cần kiểm tra câu từ kỹ lưỡng sau khi hoàn thiện xong bài tiểu luận.
Một số đề tài tiểu luận kinh tế quốc tế hay
Kinh tế quốc tế là một môn chuyên ngành trong lĩnh vực kinh tế học. Môn học này cho phép sinh viên nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Có thể nói đây là một môn học mang tính toàn cầu, cung cấp những kiến thức về các nền kinh tế khác nhau. Vì vậy đề tài tiểu luận kinh tế quốc tế khá phong phú và đa dạng. Dưới đây là một số đề tài mà bạn đọc có thể tham khảo để làm tiểu luận.
Đề tài: Phân tích nền kinh tế của một quốc gia cụ thể
Để có thể thực hiện được đề tài này, sinh viên cần:
- Phải nắm rõ được một số thông tin về địa lý của quốc gia cần phân tích.
- Sau đó chỉ ra những con đường và xu hướng phát triển nền kinh tế của họ.
- Đưa ra số liệu cụ thể dựa vào mốc thời gian phát triển kinh tế của quốc gia đó. Chỉ ra những thế mạnh và điểm yếu mà bạn quan sát được dựa trên thực tế số liệu đã thu thập được
- Đưa ra đề xuất giải quyết những vướng mắc mà quốc gia này đang gặp phải để giúp phát triển nền kinh tế tốt hơn.
Đề tài: So sánh môi trường phát triển kinh tế của 2 hoặc nhiều quốc gia với nhau
Cách làm tiểu luận kinh tế quốc tế với đề tài này cần đảm bảo những thông tin sau:
- Nêu khái quát quá trình phát triển của từng quốc
- Trình bày những quan điểm tương đồng và đối lập giữa các quốc gia với nhau. Chú ý, mỗi sự đối lập hay tương đồng cũng cần gắn với những số liệu cụ thể
- Đưa ra những giải pháp cho từng quốc gia nhằm có hướng phát triển kinh tế một cách đúng đắn nhất.
Đề tài: Phân tích chính sách đầu tư nước ngoài của một quốc gia
Với đề tài này, người thực hiện cần chú ý:
- Chỉ ra được chiến lượng thâm nhập vào thị trường của các tập đoàn đa quốc gia. Nhấn mạnh vai trò của họ trong việc phát triển kinh tế của một quốc gia
- Phân tích kỹ các chiến lược thâm nhập vào thị trường của tập đoàn đó
- Đưa ra những ưu điểm khiến cho tập đoàn đa quốc gia lựa chọn thị trường đó để đầu tư
- Đánh giá những điểm thuận lợi cũng như tiềm năng phát triển của tập đoàn đó khi bước chân vào thị trường quyết định đầu tư.
Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc cách làm tiểu luận kinh tế quốc tế chi tiết. Hy vọng, với những kiến thức trên sẽ giúp bạn hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình. Chúc bạn thành công!