Đối với những người là dân tài chính, quản trị kinh doanh… hay những ngày liên quan đều không xa lạ gì về việc làm sao để quyết định có đầu tư hay không? Đâu là vấn đề để đi đến quyết định về một doanh nghiệp có thực sự đáng để đầu tư vào?
Vấn đề này chính là nằm ở cách tính NPV và câu trả lời cũng nằm ở trong đó. Để giúp nhiều người có thêm vốn hiểu biết về lĩnh vực “khá khoai” này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Công thức tính NPV, và cách áp dụng công thức này trong thực tế qua bài viết dưới đây.
Công thức tính NPV là gì?
NPV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Net Present Value, nếu hiểu theo nghĩa tiếng Việt là giá trị hiện tại thuần. Nó có thể hiểu là hiệu số của giá trị dòng tiền đã đầu tư vào trừ đi dòng tiền đã sử dụng.
Trong công thức tính ta có thể hiểu các trị số như sau:
- Co : là chi phí đầu tư ban đầu (năm 0, năm đầu tiên )
- Ct: Dòng tiền thuần tại thời gian t ( thường tính theo năm)
- r: tỷ lệ chiết khấu
- n : thời gian diễn ra dự án ( thường tính theo năm)
Chính nhờ vào công thức này, bạn có thể định giá một doanh nghiệp, nhìn ra được tình hình thực tế của công ty nào và quyết định có muốn đầu tư vào đó hay không.
Hướng dẫn: Cách tính NPV bằng Excel đơn giản nhất
Ví dụ cụ thể áp dụng công thức tính NPV
Để giúp người đọc có thêm hiểu biết và cũng như cách ứng dụng của công thức tính này, dưới đây là một ví dụ giúp bạn biết cách áp dụng NPV vào trong thực tế.
Bạn có nhu cầu mở một quán cà phê ở địa điểm nào đó, lấy vị trí Hồ Hoàn Kiếm làm trung tâm. Bạn dự kiến chi phí đầu tư ban đầu khoảng 100.000 USD (Khoảng 2 tỷ 3 VNĐ). Dự kiến sau khi hoạt động năm đầu tiên bạn sẽ phải chi ra khoảng 50.000 USD và bạn thu về khoảng 60.000 USD.Trong đó:
Co: là 100.000 USD ban đầu bạn bỏ ra để phục vụ cho việc thuê địa điểm, sơn sửa lại vị trí, mua sắm bàn ghế, trang thiết bị, nguyên vật liệu để chuẩn bị cho việc bán hàng.
Ct: là 60.000 USD cho việc bạn bán cà phê thu lãi và các hoạt động khác của quán.
trong trường hợp này, nếu giải định tỷ lệ chiết khấu của bạn là 10%, vậy bạn thu lại về là khoảng 10.000 USD, đây là con số lý thuyết, vì còn phải dựa vào giá trị tương đương sau 1 năm nữa…
Và cứ như vậy, dựa vào công thức tính toán như vậy, bạn có thể tính ra được số tiền của tương lai về hiện tại như thế nào? Và đây chính là bản chất của công thức tính NPV – quy đổi số tiền của tương lai về giá trị của hiện tại.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc định giá doanh nghiệp.
Tìm hiểu chi tiết: NPV là gì?