Kỳ thu tiền bình quân là gì?
Kỳ thu tiền bình quân ( hay còn gọi là số ngày luân chuyển các khoản phải thu, số ngày tồn đọng các khoản phải thu, số ngày của doanh thu chưa thu) là một tỉ số tài chính đánh giá hiệu quả và các hoạt động của doanh nghiệp. Tỉ số này cho biết các doanh nghiệp mất bình quân trong bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình.
Các tỉ số này được tính bằng cách lấy số ngày trong năm chia cho số vòng quay khoản thu. Chúng ta còn có một cách tính khác là lấy trung bình cộng các khoản phải thu chia cho các doanh thu thuần( doanh thu không kể tiền mặt) bình quân mỗi ngày.
Dựa vào các kì thu tiền bình quân, chúng ta có thể nhận ra chính sách bán trả chậm của các doanh nghiệp, chất lượng của công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp đó. Theo quy tắc chung, kì thu tiền bình quân thì không được dài hơn(1+1/3 ) kì hạn thanh toán. Nếu các phương thức thanh toán của các doanh nghiệp có ấn định kỳ hạn được thưởng chiết khấu thì kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1+1/3) số ngày của kì hạn được hưởng chiết khấu.
Phần phát sinh nợ phải thu của khách hàng cũng chính là điều không thể tránh khỏi trong các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp bán hàng trả chậm là một trong các biện pháp thu hút khách hàng, góp phần tăng cường doanh thu cho doanh nghiệp. Nhưng nếu khách hàng nợ nhiều thì trong thời gian dài sẽ chiếm dụng được nhiều vốn của doanh nghiệp. Vì thế sẽ ảnh hưởng không tốt tới dòng tiền và làm suy giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Công thức xác định kỳ thu tiền bình quân
Kì thu tiền bình quân, hay là số ngày của một vòng quay nợ phải thu của khách hàng được xác định theo công thức:
Nợ phải thu khách hàng bình quân x thời gian kì phân tích
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
Chỉ tiêu này cho biết thời gian làm việc cần thiết để thu hồi nợ phải thu của khách hàng bình quân trong kì của doanh nghiệp. Bên cạnh chỉ tiêu kì thu tiền bình quân, chúng ta có thể sử dụng chỉ tiêu của số vốn vòng quay phải thu của khách hàng được xác định theo công thức:
Tổng doanh thu thuần
số dư nợ phải thu ở khách hàng bình quân
Trong các công thức trên chúng ta sử dụng số dư nợ phải thu của khách hàng chưa trừ dự phòng nợ phải thu khó đòi để loại trừ những ảnh hưởng của các mức độ thận trọng của doanh nghiệp trong việc ước tính nợ phải thu của khách hàng khó đòi. Các doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ được sử dụng (không phải giá vốn hàng bán) để được nhất quán với nợ phải thu ở khách hàng ( được trình bày theo giá bán)
Về nguyên tắc, các cơ sở số liệu chuẩn để xác định kì tu tiền bình quân hoặc số vòng quay nợ phải thu của các khách hàng chính là tổng số tiền hàng bán chịu trong kì mà không phải là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp các dịch vụ.
Tuy nhiên, số liệu về tổng tiền hàng bán chịu chỉ có trong nội bộ doanh nghiệp mà không có trên các báo cáo tài chính. Nên các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp khi muốn xác định hai chỉ tiêu này sẽ dụng số liệu doanh thu thuần về bán hàng và luôn cung cấp các dịch vụ trên các khoản báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Về việc liên quan tới nợ phải thu của khách hàng, chất lượng của nợ phải thu khách hàng cũng sẽ ảnh tưởng tới khả năng thu hồi công nợ, do đó ảnh hưởng tới tính thanh khoản của doanh nghiệp.
Nhà phân tích có thể phân tích được các xu hướng biến động của tỉ lệ dự phòng nợ phải thu khó đòi/ tổng số dư nợ phải thu của khách hàng. Tỉ lệ này nếu tăng lên thể hiện khả năng thu hồi nợ phải thu của khách hàng giảm đi, làm suy giảm dòng tiền, do dó giảm tính thanh toán các khoản của doanh nghiệp và ngược lại.
– Kỹ Năng Quản Trị –