MỤC LỤC
Vốn cố định là gì?
Vốn cố định của doanh nghiệp là khoản chi phí ứng trước cho việc mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các tài sản cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp bằng tiền. Trong đó tài sản cố định được chia ra làm 2 loại là TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Đây được xem là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn sẽ thu hồi lại được nếu doanh nghiệp tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ của mình.
Trong đó tài sản cố định chính là những tư liệu lao động phải đáp ứng được những tiêu chuẩn:
- Thời gian sử dụng vốn TSCĐ phải từ một năm trở lên.
- Đạt tiêu chuẩn về giá trị: phải có giá trị tối thiểu ở một mức mà nhà nước quy định phù hợp với kinh tế theo từng thời kì.
Phân loại tài sản cố định :
1. Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện :
Theo phương pháp này toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia sẽ được chia làm hai loại : Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình .
Tài Sản Cố Định Hữu Hình là những loại tài sản có hình dáng bao gồm các vật chất đang tồn tại và được sử dụng như:
- Các loại máy móc, các thiết bị lao động.
- Nhà cửa và các cơ sở hạ tầng kiến trúc.
- Các phương tiện giao thông vận tải và các thiết bị truyền dẫn tín hiệu.
- Các dụng cụ quản lý.
- Vườn cây được trồng lâu năm, các súc vật làm việc và cho sản phẩm như: gà đẻ trứng, vịt siêu thịt, bò sữa…
- Còn bao gồm các TSCĐ khác chưa kể tên..
TSCĐ vô hình chính là những tài sản không có hình thể và không phải là vật chất. Chúng có những giá trị to lớn khi doanh nghiệp đã đầu tư trong quá trình sản xuất và có liên quan đến nhiều chu kỳ liên quan khác. TSCĐ hữu hình bao gồm:
- Các chi phí khi thành lập nên doanh nghiệp.
- Các chi phí về bằng phát minh.
- Các chi phí về nghiên cứu khoa học và sáng tạo.
- Các chi phí về thương hiệu doanh nghiệp
- Còn bao gồm các TSCĐ vô hình khác chưa kể tên.
2. Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế :
Theo phương pháp phân loại này, ta chia tài sản cố định thành hai loại lớn : tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh và tài sản cố định dùng ngoài sản xuất kinh doanh.
- Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh là những tài sản hữu hình và vô hình đã trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như văn phòng, bàn ghế, thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị sản xuất, xe vận chuyển, bằng cấp nhân viên, phần mềm…
- Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất kinh doanh là những tài sản cố định dùng cho bên ngoài không tham gia trực tiếp vào kinh doanh của doanh nghiệp như: vật dụng dùng cho sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao, những công trình cho tập thể.
3. Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng :
Chúng ta sẽ dựa vào tình hình sử dụng tài sản cố định theo từng thời kỳ. Và có thể chia toàn bộ tài sản cố định trong doanh nghiệp thành 3 loại sau :
- Tài sản cố định đang được sử dụng là các tài sản cố định của doanh nghiệp đang được sử dụng. Nó tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
- Tài sản cố định chưa cần dùng là những tài sản cố định cần thiết cho cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng hiện tại nó chưa cần dùng đến và đang dự trữ để sau này sử dụng.
- Tài sản cố định không dùng nữa là những tài sản cố định đã hết giá trị sử dụng. Những tài sản này sẽ được thanh lý để thu hồi một phần vốn cố định của doanh nghiệp.
4. Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng:
Theo hình thức này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia như sau:
- Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh
- Tài sản cố định dùng cho mục đích ninh quốc phòng.
- Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ nhà nước.
5. Phân loại tài sản cố định theo quyền sỡ hữu.
- Tài sản cố định tự có là những tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
- Tài sản cố định đi thuê là những tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của những doanh nghiệp khác
6. Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành :
- Tài sản cố định hình thành theo nguồn vốn chủ sở hữu.
- Tài sản cố định hình thành từ các khoản nợ phải trả.
Kết luận
Dựa vào những kiến thức trên về vốn cố định chúng ta hiểu được cách phân loại vốn cố định cũng như tài sản cố định. Đây chỉ là một trong những kiến thức của mình nên có thể chưa đươc chính xác lắm. Các bạn có thể tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau hoặc bình luận ở dưới. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết vốn cố đinh là gì của mình.
– Kỹ Năng Quản Trị –