MỤC LỤC
1. KHÁI NIỆM VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Chính sách của tiền tệ chính là một bộ phận nằm trong tổng thể các chính sách kinh tế của nhà nước để thực hiện việc quản lý vĩ mô đối với các nền kinh tế để đạt được các mục tiêu kinh tế- xã hội trong những giai đoạn nhất định.– Theo nghĩa rộng: Chính sách điều hành toàn bộ khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm tác động tới bốn mục tiêu lớn của nền kinh tế vĩ mô. Qua đó sẽ đạt được các mục tiêu cơ bản như sau: ổn định tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả hàng hoá.– Theo nghĩa thông thường: Đây chính là chính sách quan tâm đến khối lượng tiền cung ứng tăng lên trong thời gian sắp tới để phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế theo dự kiến và các chỉ số lạm phát nếu có. Nó cũng nhằm mục đích ổn định tiền tệ và ổn định giá cả hàng hoá.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
– Nếu như các chính sách tào khoản chỉ tập trung vào các thành phần kết cấu các mức chi phí thuế khoá nhà nước thì chính sách tiền tệ quốc gia chỉ tập trung vào các mức độ khả năng thanh toán cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Điều này bao gồm cả việc đáp ứng khối lượng cần cung ứng cho lưu thông, điều khiển các hệ thống tiền tệ và khối lượng tín dụng đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Nó tạo điệu kiện và thúc đẩy các hoạt động của thị trường tiền tệ.– Công cụ của các chính sách tiền tệ có thể thực thi hai loại chính sách tiền tệ, phù hợp với tình hình thực tiễn của nền kinh tế.– Chính sách nới lỏng tiền tệ: khuyến khích đầu tư và phát triển sản xuất, tạo được việc làm cho con người.– Chính sách thắt chặt tiền tệ: việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế với mục đích hạn chế đầu tư và ngăn chặn sự phát triển vượt mức của kinh tế. Đây chính là hành động kiềm chế sự lạm phát.
3. Các công cụ của chính sách tiền tệ
– Công cụ trực tiếp:
Chúng ta gọi là công cụ trực tiếp vì thông qua đó, nó có thể tác động trực tiếp đến cung và cầu của tiền tệ mà không cần phải thông qua một công cụ nào khác nữa. Nếu lãi suất quy định cao sẽ thu hút được rất nhiều tiền gửi làm cho nguồn vốn cho vay phát triển. Ngược lại nếu phần lãi suất thấp thì tiền gửi sẽ giảm và kéo theo việc giảm khả năng mở rộng kinh doanh tín dụng. Biện pháp này sẽ làm cho ngân hàng thương mại không còn tính chủ động, linh hoạt nữa.
– Dự trữ bắt buộc:
Là phần tiền gửi của các ngân hàng thương mại phải đưa vào dự trữa theo quy định. Nó chính là phương tiện kiểm soát khối tín dụng của ngân hàng thương mại. Nếu trường hợp giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vay của ngân hàng sẽ được mở rộng và việc gia tăng lượng tiền có trong lưu thông sẽ góp phần tăng cung xã hội để cân đối sự tăng cầu về tiền.
– Kỹ Năng Quản Trị –