MỤC LỤC
Quản trị rủi ro là gì?
Quản trị rủi ro là quá trình xác định, phân tích và phương thức xử lý các yếu tố rủi ro đã và đang hoặc có thể xảy ra với các doanh nghiệp trong tương lai. Quản trị rủi ro phù hợp hơn với nghĩa kiểm soát qua các rủi ro trong các sự kiện tương lai, chúng ta sẽ biết nên chủ động đề phòng hơn là muốn ứng phó, xử lý sau khi đã xảy ra.
Hoạt động doanh nghiệp, rất nhiều khi xảy ra các tai nạn rủi ro như hàng hóa bị mất, nhân viên bị tai nạn, công ty bị mất điện do thời tiết… Khi nếu gặp những trường hợp như trên thì chúng ta phải giải quyết như thế nào. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm và giải quyết hậu quả của nó? Bên cạnh đó còn có những rủi ro đang tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đây chính là điều rất nguy hiểm nếu doanh nghiệp không có các nhà quản trị rủi ro sẽ có cách tránh hoặc hạn chế được các hậu quả có thể xảy ra.
Mục đích của việc quản trị rủi ro
- Xác định về những rủi ro có thể xảy ra. Nó bao gồm việc xác định và đo lường các rủi ro do các mất mát thông qua việc kiểm tra, rà soát các hợp đồng, tổng hợp khiếu nại và phải xem xét các rủi ro trong quá khứ để tìm lỗ hổng.
- Giảm tần suất là giảm mức độ nghiêm trọng của rủi ro.
- Lên kế hoạch quản trị rủi ro gồm việc ước tính tác động của các rủi ro khác nhau và phác thảo các phản ứng có thể nếu có nguy cơ xảy ra.
- Quản trị rủi ro sẽ đảm bảo những giải quyết ưu tiên các rủi ro có những nguy cơ cơ và đảm bảo cho việc giải quyết rủi ro sẽ chỉ mất một khoản chi phí rất lớn nhưng hiệu quả cao.
Có bao nhiêu rủi ro trong kinh doanh
Dựa vào các yếu tố chủ quan:
- Quá nhiều dự án đang xảy ra trong một thời điểm.
- Không có sự đầu tư kỹ lưỡng khi lập kế hoạch
- Không có người chịu trách nhiệm chính cho dự án
- Không biết trước được các sự thay đổi của khách hàng
- Giao nhiệm vụ nhầm cho người thực hiện dự án.
- Dựa vào các yếu tố khách quan
- Thảm họa của thiên nhiên
- Thị trường biến động
- Xã hội, môi trường, sự lạm phát
- Biến động tỉ giá ngoại tệ
- Công nghệ thay đổi
- Giấy phép không hợp lệ
- Nội dung của quản trị rủi ro:
- Nhận dạng- phân tích- đo lường rủi ro
- Nhận dạng rủi ro: là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong các hoạt động kinh doanh của các tổ chức.
- Nguồn gốc rủi ro
- Đối tượng rủi ro
- Tổn thất
- Các phương pháp nhận dạng rủi ro
- Lập bảng câu hỏi
- Đang gặp phải các rủi ro nào
- Tổn thất là bao nhiêu
- Số lần xuất hiện rủi ro trong thời gian bao nhiêu lâu
- Biện pháp phòng ngừa các tài trợ về rủi ro
- Kết quả đạt được là gì
- Đánh giá đề xuất các công tác rủi ro
Những việc cần xây dựng:
- Phân tích báo cáo tài chính: phân tích các bảng tổng kết tài sản, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, các tài liệu để xác định được các nguy cơ rủi ro của doanh nghiệp về tài sản, nguồn nhân lực và các trách nhiệm hợp lý.
- Phương pháp lưu đồ: là phương pháp quan trọng để nhận dạng các rủi ro.
- Thanh tra hiện trường và nghiên cứu rủi ro: quan sát, theo dõi các hoạt động từ phân tích đến đánh giá, nhận dạng rủi ro và cuối cùng là biện pháp.
Kiểm soát là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, chương trình hành động,… để ngăn ngừa né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể đến với tổ chức.
Có nhiều biện pháp để kiểm soát:
- Biện pháp né tránh rủi ro: né tránh trước khi xảy ra và loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro
- Biện pháp ngăn ngừa tổn thất: tập trung vào môi trường gây rủi ro. Chọn ngân hàng uy tín để mở L/C. Mua bảo hiểm rủi ro. Tập trung vào sự tương tác giữa các mối nguy cơ và môi trường rủi ro thông qua các trung gian để tiếp cận thị trường.
- Biện pháp giảm thiểu tổn thất: cứu vớt các tài sản còn sử dụng. Chuyển nợ như bồi thường cho bên thứ 3. Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa rủi ro. Dự phòng và phân tán cho các rủi ro.
- Chuyển giao rủi ro: chuyển giao các rủi ro đến cho các tổ chức khác. Ký hợp đồng với người khác tổ chức.
- Đa dạng hóa rủi ro: Đa dạng về thị trường và khách hàng để phòng chống các rủi ro
Tài trợ rủi ro:
Gồm 2 biện pháp:
- Tự khắc phục rủi ro chính là mình thanh toán các tổn thất.
- Chuyển giao các rủi ro: các đối tượng và tài sản mua bảo hiểm thì khi xảy ra tổn thất việc đầu tiên là khiếu nại đòi bồi thường.
Trên đây là bài phân tích của Kỹ Năng Quản Trị về đề tài quản trị rủi ro là gì cho doanh nghiệp. Hi vọng các bạn sẽ áp dụng thành công, có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng để lại comment bên dưới để ban biên tập hỗ trợ giải đáp.