Mỗi sản phẩm trong kho hàng đều cần một mã riêng biệt gọi là SKU. SKU được sử dụng nhiều trong việc kinh doanh, tuy nhiên không phải ai cũng biết về công cụ này. SKU trong Marketing là gì? Công dụng của SKU trong kinh doanh như thế nào. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn về công cụ quản lý này.
SKU trong Marketing là gì?
Khái niệm
SKU ( Stock Keeping Unit) là mã hàng hóa, mỗi sản phẩm khi sản xuất đều sẽ có 1 mã SKU. Mã SKU là mã duy nhất, không trùng lặp, dựa vào các ký tự số và chữ cái công ty quy ước để phân loại hàng hóa theo các chỉ tiêu: chất lượng, thuộc tính, kích thước,…
SKU được ứng dụng trong các hoạt động Marketing, đây là một công cụ tuyệt vời đối với các doanh nghiệp có kinh doanh đa dạng các mặt hàng. SKU trong Marketing giúp doanh nghiệp sử dụng nhiều danh mục sản phẩm trong kinh doanh sản xuất.
Một SKU hoàn chỉnh gồm những yếu tố
- Tên nhà sản xuất ( đơn vị hoặc thương hiệu)
- Mô tả sản phẩm: Mô tả ngắn về chất liệu, kích thước, hình ảnh
- Thời gian mua hàng: Ngày, tháng, năm( dùng 2 số cuối)
- Tên nhà sản xuất (hay tên thương hiệu)
- Kho lưu trữ: Nếu doanh nghiệp của bạn sử dụng nhiều kho hàng, bạn nên sử dụng ký hiệu riêng cho từng kho
- Kích cỡ sản phẩm
- Màu sắc sản phẩm
- Tình trạng: Mới hay đã qua sử dụng.
Chi tiết hơn: SKU sản phẩm là gì?
Tác dụng của SKU trong kinh doanh
SKU trong Marketing là gì, là một khái niệm dễ hiểu và được áp dụng nhiều trong thực tế.
Việc sử dụng SKU trong Marketing là công cụ hữu ích trong kinh doanh. Những công dụng của SKU:
Tiết kiệm thời gian mua sắm cho khách hàng
Sử dụng SKU cửa hàng dễ dàng kiểm tra sản phẩm còn tại cửa hàng hay không. Điều này giúp nhân viên có thể tư vấn cho khách hàng chọn được sản phẩm ưng ý hoặc sản phẩm thay thế tương tự khi hết hàng. Việc quét SKU giúp cho người bán hàng cập nhật danh sách hàng hóa trong kho hoặc cửa hàng về: chủng loại, kích thước, màu sắc, chất liệu,…
Dễ dàng kiểm kê hàng hóa
Sử dụng SKU giúp cho việc quản lý kho trở nên dễ dàng. Trong Marketing, sử dụng SKU giúp nhân viên dự đoán được mặt hàng nào đang là sản phẩm bán chạy. Từ đó lập kế hoạch dự trữ hàng hóa, dự báo nhu cầu của khách hàng cũng như dự báo xu hướng tiêu dùng.
Ví dụ: Ở cửa hàng quần áo, kiểm kê thấy lượng váy màu xám cùng thiết kế bán chạy hơn màu hồng. Có thể dự đoán lượng khách hàng lựa chọn váy xám đang có xu hướng tăng lên. Yêu cầu bên sản xuất tăng số lượng sản phẩm váy màu xám.
Tối ưu hoá lợi nhuận
Bằng cách theo dõi sản phẩm thông qua công cụ SKU, doanh nghiệp có thể quản lý được doanh số của từng mặt hàng với các thuộc tính chi tiết. Các báo cáo được tổng hợp giúp xác định các sản phẩm bán chạy và những sản phẩm có lợi nhuận thấp. Mang lại cho các nhà quản trị bức tranh toàn cảnh nguồn doanh thu chính của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh cụ thể.
Các doanh nghiệp điển hình đang sử dụng SKU hiện nay
- SKU shopee: là hệ thống mã được tạo ra trên shopee, giúp Shopee và người bán dễ dàng quản lý mặt hàng. Đồng thời giúp người mua kiểm soát được việc giao hàng có chính xác hay không
- SKU tiki: tương đương như Shopee
- Sellerskulazada: là đơn vị tiên phong trong việc đưa SKU vào việc quản lý thị trường bán lẻ. Khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm thông qua mã SKU
Trên đây toàn bộ nội dung chúng tôi đã giải đáp về vấn đề SKU trong Marketing là gì? Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể hiểu thêm và tiếp cận sâu hơn các mã SKU trong kinh doanh.
– Kỹ Năng Quản Trị –
Originally posted 2019-11-05 14:50:33.