SWOT là một công cụ hữu ích cho việc nắm bắt và đưa ra quyết định về một vấn đề cho doanh nghiệp. Với bộ công cụ này doanh nghiệp có thể nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu từ đó doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội và vượt qua những thách thức dễ dàng hơn. Vậy ma trận SWOT là gì? Cách phân tích ma trận SWOT như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản và đầy đủ nhất về ma trận SWOT.
MỤC LỤC
Khái niệm về ma trận SWOT là gì?
SWOT là gì?
SWOT được ghép từ chữ cái đầu của 4 từ Tiếng Anh:
- + S: Strengths ( thế mạnh)
- + W: Weaknesses (Điểm yếu)
- + O: Opportunities (Cơ hội)
- + T: Threats (Nguy cơ)
SWOT là mô hình phân tích kinh doanh nổi tiếng ở nhiều quốc gia cho doanh nghiệp. Trong đó Strengths và Weaknesses là hai yếu tố ở trọng nội bộ của công ty ( như tài chính, đặc điểm của doanh nghiệp,…)
Opportunities và Threats là 2 yếu tố bên ngoài ( ví dụ: nguồn nguyên liệu, đối thủ, xu hướng thị trường, giá thành…), đây là những yếu tố quyết định đến chiến lược kinh doanh của công ty. Đây là những yếu tố mà doanh nghiệp thường không thể kiểm soát được, cần quan tâm và đề phòng tới những thách từ bên ngoài có ảnh hưởng.
Ma trận SWOT là gì?
Ma trận SWOT ( SWOT matrix) là một kỹ thuật hoạch định chiến lược, được sử dụng giúp cá nhân hoặc tổ chứng có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Các kết quả thường được trình bày dưới dạng ma trận.
Hướng dẫn cách phân tích ma trận SWOT
Nguồn gốc của mô hình phân tích SWOT
Nguồn gốc của mô hình phân tích SWOT được tạo ra từ những năm 60-70. Đây là kết quả của một dự án nghiên cứu tại trường đại học Stanford, Mỹ thực hiện. Nhóm nghiên cứu gồm các nhà kinh tế học nổi tiếng như Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert F. Stewart và Birger Lie. Cuộc khảo được tiến hành ở 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn. Mục đích của cuộc khảo sát là tìm ra lý do tại sao nhiều công ty lớn, vững mạnh lại thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Các nhà khoa học đã tìm ra ma trận SWOT là gì và mô hình “phân tích SWOT” ra đời từ đó.
Mô hình này ban đầu có tên là SOFT:
Satisfactory( Thỏa mãn) – điểm hài lòng tại thời điểm hiện tại
Opportunity(Cơ hội ) – cơ hội có thể khai thác trong tương lai
Fault (Lỗi ) – sai lầm ở thời điểm hiện tại
Threat(Nguy cơ ) – thách thức có thể gặp ở tương lai.
Năm 1964, nhóm nghiên cứu đã quyết định đổi từ F ( lỗi ) thành chữ W ( điểm yếu), từ đó SOFT đã chính thức được đổi tên thành SWOT.
Cách phân tích ma trận SWOT
Sau khi biết được ma trận SWOT là gì, chúng ta sẽ đi sâu vào cách sử dụng ma trận SWOT để phân tích.
Thông thường với sơ đồ của SWOT sẽ được trình bày dưới dạng 4 ô Template. Bốn ô vuông này tượng trưng cho 4 yếu tố của SWOT. Tuy nhiên thì cách trình bày không rập khuôn theo một mẫu nhất định. Quy trình phân tích ma trận SWOT cần được thực hiện tuần tự theo các yếu tố S, W,O,T.
Một số câu hỏi trong các yếu tố giúp bạn xây dựng và phân tích ma trận SWOT hiệu quả:
Strengths:
Điểm mạnh là nội lực bên trong doanh nghiệp của bạn. Những đặc điểm nổi bật và độc đáo mà bạn có khi so sánh với đối thủ cùng ngành. Hãy trả lời những câu hỏi sau đây: Thế mạnh của doanh nghiệp bạn là gì? Bạn sở hữu lợi thế về con người, kinh tế, danh tiếng, mối quan hệ… như thế nào? Lợi thế nào khi bạn đưa sản phẩm ra thị trường? …
Trên thương trường, bạn cần nhìn nhận thực tế giá trị đang có doanh nghiệp mình. Đánh giá các đối thủ một cách chính xác để đảm bảo có thể đưa ra chính xác điểm mạnh của doanh nghiệp bạn hơn đối thủ.
Weaknesses
Điểm yếu là nhược điểm lớn hạn chế đi điểm mạnh của doanh nghiệp bạn. Đây là những vấn đề mà doanh nghiệp bạn phải học hỏi và khắc phục.
- Đối thủ của bạn có đang làm tốt hơn bạn không?
- Những điểm yếu người khác thấy mà bạn không thấy?
- Tại sao lượng hàng của bạn không bán chạy như đối thủ?
Hãy thành thật và thẳng thắn thừa nhận điểm yếu, có như vậy bạn mới điều chỉnh và khắc phục được điểm yếu.
Opportunities
Cơ hội là yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, nó là một phần không thể thiếu để giúp các bạn thành công.
- Sự phát triển và nở rộ của thị trường có đang ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp của bạn
- Xu hướng công nghệ đang thay đổi ra sao?
- Có những sự kiện nào sắp diễn ra mà doanh nghiệp bạn có thể tận dụng để kinh doanh?
- Những chính sách pháp lý, luật đang thay đổi như thế nào, liệu có phải là cơ hội để bạn bứt phá?
Cách tốt nhất để bạn tìm kiếm cơ hội là nhìn vào thế mạnh và đặt ra câu hỏi “ liệu với điểm mạnh này có thể mở ra bất kỳ cơ hội nào không?”
Threats
Thách thức là một yếu tố bên ngoài mà bạn không thể kiểm soát được. Bạn có thể đưa ra để dự phòng phương án vượt quá hoặc dự phòng khi không có giải pháp.
- Trở ngại mà bạn đang phải đối mặt là gì?
- Các đối thủ tiềm năng có thể vượt qua bạn và làm ảnh hưởng đến bạn trong tương lai như thế nào?
- Sự phát triển của công nghệ, dịch vụ có làm ảnh hưởng đến vị thế trong ngành của bạn?
- Tài chính của bạn có đang gặp vấn đề ?
- Có điểm yếu nào đang đe dọa đến doanh nghiệp của bạn không ?
Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm công cụ phân tích PEST ( phân tích toàn cảnh môi trường kinh doanh ) để tìm ra cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp của mình
Trên đây là những kiến thức mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về ma trận SWOT là gì? và cách để phân tích ma trận SWOT. Với mô hình này bạn có thể áp dụng trong kinh doanh, ngoài ra thì ma trận này còn áp dụng trong lĩnh vực đời sống hàng ngày. Chúc bạn ứng dụng thành công!