Nhiều người thường biết đến tháp nhu cầu Maslow, một hệ thống nhu cầu quen thuộc và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực để thúc đẩy sự phát triển của một tập thể. Dựa vào tháp nhu cầu này, bạn có thể biết những người bạn gặp đang ở tầng nào của tháp, từ đó thúc đẩy họ theo mong muốn của bạn. Tuy nhiên, tháp nhu cầu Maslow ngược dù cũng mang lại hiệu quả như vậy nhưng được đánh giá là phù hợp hơn với xã hội ngày nay.
Tháp nhu cầu Maslow ngược là gì?
Tháp nhu cầu Maslow theo như được định nghĩa và phân tích, nó là hệ thống thể hiện mong muốn của con người. Hệ thống này đi từ những yếu tố vật chất, sinh học đến các vấn đề về tâm lý, tinh thần của con người. Tuy nhiên khi áp dụng vào cuộc sống hiện đại thì điều này là chưa đủ.
Chắc hẳn bạn đã từng gặp những buổi sáng thức dậy nhưng không muốn đứng lên và không muốn thực hiện bất cứ công việc gì, kể cả những việc cơ bản. Đó là khi tinh thần của bạn đang gặp vấn đề và nó cần được khắc phục. Lúc đó, những giá trị hữu hình như ăn, uống, vui chơi, sinh lý,…đều là những nhu cầu không xuất hiện. Vì vậy, tháp nhu cầu Maslow ngược đã ra đời để hoàn thiện hơn cho hệ thống tháp Maslow.
Tại tháp ngược, những giá trị về tinh thần, thỏa mãn mong muốn của bản thân như làm nghề mà họ yêu thích, có gia đình mà họ yêu thương,… là yếu tố đầu tiên cần đáp ứng. Vì thế, nấc thang cao nhất của tháp sẽ là những giá trị về vật chất, thường sẽ có nhu cầu cao như ăn ngon, mặc đẹp, ở nhà sang trọng,… Dĩ nhiên những nhu cầu như hít thở, uống nước của tháp Maslow là cần thiết nhất nhưng nó mang tính cấp bách thay vì lâu dài. Do vậy, tháp Maslow ngược giúp hoàn chỉnh và phù hợp về nhu cầu của xã hội hơn.
Sự riêng biệt và hợp nhất của hai hệ thống nhu cầu Maslow
Hai hệ thống nhu cầu Maslow và Maslow ngược có sự riêng rẽ và khác biệt riêng trong cách ứng dụng và cách hiểu biết. Tuy nhiên không phải là sự riêng biệt hoàn toàn mà nó vẫn có điểm chung, thống nhất nhất định. Một người đã đáp ứng và ở nấc thang thứ 4 đến 5 trong tháp Maslow sẽ bắt đầu chuyển dịch nhu cầu sang tháp Maslow ngược.
Ngoài ra, các nấc thang không hoạt động riêng rẽ và liên kết với nhau. Ví dụ như, để thực hiện các nhu cầu về sinh lý, họ cũng phải có tinh thần đáp ứng và tương tự những điều này. Và ngược lại, khi có tinh thần ở mức độ tương đương, các nhu cầu sinh lý tương ứng cũng sẽ nảy sinh.
Nhu cầu sinh lý không bao giờ chỉ là sinh lý, nó còn cần đến cả những nhu cầu tương ứng về mặt tinh thần trong điều kiện bình thường. Nhu cầu càng lớn thì ý chí và tâm lý càng mạnh, đặc biệt là các nhu cầu cơ bản như đói, khát,… Vì vậy, việc bổ sung tháp nhu cầu Maslow ngược đã hoàn chỉnh nhu cầu của con người trong xã hội.
– Kỹ Năng Quản Trị –