Founder đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong những doanh nghiệp mới bắt đầu thành lập hay với những nhóm người khởi nghiệp. Những đóng góp của Founder là một trong những yếu tố làm nên sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Vậy Founder là gì? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc về vai trò của Founder và 4 bước để trở thành một Founder đích thực trong thị trường thương mại hiện nay.
MỤC LỤC
Founder là gì?
Founder là người sáng lập, người thiết lập hay xây dựng lên nền móng của một cơ sở nào đó. Chúng ta thường thất Founder hay được nhắc đến ở các tổ chức khởi nghiệp với vai trò là người hỗ trợ đưa tổ chức ấy từ phác thảo trên giấy đến tồn tại trên thị trường thực.
Founder là gì?
Founder đa số đều là những người có tài năng, có sự sáng tạo và có lý tưởng lớn. Họ chấp nhận tất cả mọi rủi ro để đạt được mục đích của mình. Trên thực tế, Founder dùng để chỉ các nhà sáng lập đơn lẻ, chủ doanh nghiệp hoặc công ty tư nhân. Founder thực hiện nhiệm vụ thực tế hóa ý tưởng, tìm kiếm và đầu tư nguồn lực để hình thành lên một công ty hoặc doanh nghiệp thực.
4 bước để trở thành một Founder đích thực
Không phải bất kỳ ai có ước mơ Founder cũng có thể trở thành một Founder đích thực. Để trở thành một Founder giỏi, ngoài việc có những tố chất nhất định thì bạn cần phải trải qua một quá trình trau dồi kĩ năng và kinh nghiệm.
1. Làm việc tại các công ty startup
Để trở thành một Founder giỏi, trước hết bạn cần phải được thực tập và tiếp xúc với môi trường khởi nghiệp. Các công ty startup có nhịp độ làm việc nhanh, ý tưởng sáng tạo vô cùng tuyệt vời mà không phải bất kỳ công ty nào cũng có được. Bên cạnh đó, bạn có thể học hỏi được rất nhiều điều từ những người đi trước trong việc xử lý những vấn đề phát sinh khi công ty mới thành lập. Bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm những khó khăn, trau dồi kinh nghiệm qua những cơ hội đảm nhận vai trò nhất định trong doanh nghiệp đó.
Làm việc tại các công ty startup
2. Tham gia các lớp học doanh nhân
Bạn sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước khi tham gia những lớp học doanh nhân. Những doanh nhân giàu kinh nghiệm sẽ truyền đạt lại cho bạn những kĩ năng quản lý một bảng mũ, cách đánh giá thị trường tiềm năng, hay theo dõi tình hình tài chính, …
Tham gia các lớp học doanh nhân
Tuy nhiên, các lớp học doanh nhân không thể thay thế cho trải nghiệm thực tế. Những lớp học này sẽ dạy cho bạn một số kỹ năng và quy trình nhất định mà bất kỳ founder nào cũng phải nắm rõ.
3. Tham dự sự kiện khởi nghiệp
Để có thêm nhiều động lực khởi nghiệp, bạn cần phải kết nối với những người có chung đam mê khởi nghiệp. Sự kết nối này sẽ giúp bạn học hỏi và tiếp thu kiến thức tốt hơn là tự tìm tòi một mình. Bạn có thể tìm tới những người chung đam mê ở những sự kiện khởi nghiệp. Ngoài ra những sự kiện này sẽ giúp bạn hiểu hơn Founder là gì và vai trò của Founder quan trọng như thế nào. Hãy tìm cách trao đổi với những người tham gia khác trong cùng một sự kiện ấy. Biết đâu bạn sẽ tìm được một người đồng hành cùng bạn thực hiện ý tưởng lớn của bản thân.
Tham dự sự kiện khởi nghiệp
4. Cập nhật tin tức thường xuyên
Cập nhật tin tức thường xuyên về những Founder nói riêng và ngành thương mại nói chung sẽ giúp bạn nắm bắt được các xu hướng mới trên thị trường. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn, giúp bạn xác định được mình nên bắt đầu khởi nghiệp từ đâu. Đây là cách giúp bạn tìm kiếm cơ hội kinh doanh và thực hiện nó một cách khác biệt theo ý tưởng bạn sẵn có.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ Founder là gì và tầm quan trọng của Founder. Đồng thời định hướng cho bạn 4 bước để trở thành một Founder đích thực. Hi vọng nhờ những kiến thức này, bạn sẽ xác định được hướng đi để hiện thực hóa giấc mơ làm Founder của mình.
– Kỹ Năng Quản Trị –
Tìm hiểu thêm: Co-Founder là gì? Vai trò của Co-Founder trong Start-up