Co-Founder là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh thương mại hiện nay. Song, không phải ai cũng hiểu rõ Co-Founder là gì? Bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc về vai trò của Co-Founder và đưa ra những kinh nghiệm Startup cho các Co-Founder trẻ hiện nay.
MỤC LỤC
Co-Founder là gì?
Co-Founder là một khái niệm khá quen thuộc với những bạn trẻ hiện nay. Có thể hiểu Co-Founder là người đồng sáng lập, đồng thiết lập, xây dựng lên một đơn vị hay công ty từ hai hay nhiều cá thể. Nếu công ty của bạn có hơn hai người cùng sáng lập thì họ chính là Co-Founder của công ty.
Co-Founder là gì?
Hình thức đồng sáng lập này khá phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây. Hiện nay, có rất nhiều những công ty, doanh nghiệp được ra đời và phát triển nhiều thành viên. Đối với những đơn vị được nhiều thành viên quan tâm và phát triển thì nó sẽ nhanh chóng mở rộng thành quy mô lớn.
Sự khác biệt giữa Founder và Co-Founder là gì?
Sau khi hiểu rõ Co-Founder là gì, bạn cần tìm hiểu về sự khác nhau cơ bản giữa Founder và Co-Founder. Hình thức Co-Founder và founder luôn được những người khởi nghiệp quan tâm. Với hình thức Co-Founder, chỉ có một người duy nhất đầu tư ý tưởng, kiến thức, tài chính, … để tạo nên một doanh nghiệp hoàn hảo nhất. Sau khi công ty thành lập, người đứng đầu sáng lập sẽ tuyển thêm một vài người nữa để tạo ra một nhóm những người sáng lập giúp công ty hoạt động ổn định và phát triển tốt hơn.
Sự khác biệt giữa Founder và Co-Founder là gì?
Khác hoàn toàn với Co-Founder, hình thức founder sẽ có duy nhất một người đứng ra để điều hành mọi hoạt động của công ty. Đồng thời, họ cũng tự vạch ra những định hướng nhằm giúp công ty phát triển. Họ tự đưa ra những quyết định trong mọi công việc hay tình huống ở công ty.
Tuy nhiên, cả hai hình thức này đều chỉ được áp dụng trong lĩnh vực kinh tế thương mại. Và cả hai hình thức này đều dành cho những người khởi nghiệp và có ý định thành lập một công ty, doanh nghiệp.
Kinh nghiệm startup dành cho các Co-Founder
Đối với hình thức Co-Founder, để việc mở công ty thuận lợi và suôn sẻ thì việc phân chia cổ phần, trách nhiệm và nghĩa vụ là những điều cần phải hoạch định rõ ràng. Các Co-Founder cần phải ghi nhớ những kinh nghiệm mà các Startup đi trước đúc kết lại để hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có.
Kinh nghiệm startup dành cho các Co-Founder
- Con số thấp nhất mà các Co-Founder cần được hưởng là 10% cổ phần.
- Chỉ nên có tối đa 4 Co-Founder cho một công ty startup.
- Mỗi Co-Founder nên có quyền điều hành công ty ít nhất là 4 năm.
- Mọi Co-Founder cần có những kỹ năng cần thiết để điều hành hay phát triển công ty.
- Nên hợp tác cùng những người có chung quan điểm và chung chí hướng.
Nếu bạn là người mới ra trường hay có ít vốn thì nên chọn hình thức Co-Founder để khởi nghiệp. Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Co-Founder là gì và những kinh nghiệm khởi nghiệp. Hi vọng bạn sẽ dựa vào những kiến thức trên để lựa chọn hình thức khởi nghiệp phù hợp và thành công.