Nhiều người vẫn nhầm khái niệm quản trị và quản lý, quản trị và quản lý cũng cùng trong một tổ chức, nếu hai vị trí này kết hợp chặt chẽ với nhau thì sẽ làm tổ chức vững mạnh, bền bỉ. Nhưng để hiểu rõ hơn quản trị là gì, hãy cùng Kỹ Năng Quản Trị tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
1. Quản trị là gì?
Nhà quản trị là những người làm việc trong các tổ chức, công việc của họ là phối hợp, định hướng, lựa chọn, quyết định và kết dính các công việc không phải là quản trị trong một tổ chức lại với nhau để đạt mục tiêu chung của chính tổ chức đó.
Các nhà quản trị làm việc trong các tổ chức nhưng không phải ai trong tổ chức cũng là nhà quản trị. Các thành viên trong tổ chức có thể chia làm hai loại: người thừa hành và nhà quản trị.
Quản trị kinh doanh được hiểu là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.
Để có thể thành công với ngành học năng động và nhiều thử thách này , các bạn phải nắm vững những kiến thức tổng quan và chuyên sâu về từng chuyên ngành cụ thể, kinh tế và xã hội. Đây là nền tảng vững chắc để các bạn có thể tiến hành thực thi công việc cụ thể và đào sâu nghiên cứu những kiến thức liên quan. Bên cạnh đó, kỹ năng và ngoại ngữ cũng là những yếu tố quan trọng trong hành trình chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp của mỗi cá nhân.
2. Các chức năng của nhà quản trị
Ở mỗi tổ chức nhà quản trị luôn có 4 chức năng cơ bản:
Lập kế hoạch
- Xác định mục tiêu và phương hướng phát triển của tổ chức
- Dự thảo chương trình hành động
- Lập lịch trình hoạt động
- Đề ra các biện pháp kiểm soát
- Cải tiến tổ chức
Chức năng tổ chức
- Xác lập sơ đồ tổ chức
- Mô tả nhiệm vụ của từng bộ phận
- Xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên
- Chính sách sử dụng nhân viên
- Định biên
Chức năng điều khiển
- Ủy quyền cho cấp dưới
- Giải thích đường lối chính sách
- Huấn luyện và động viên
- Giám sát và chỉ huy
- Thiết lập hệ thống thông tin có hiệu quả
- Thiết lập các quan hệ mật thiết bên trong và bên ngoài tổ chức.
Chức năng kiểm soát
- Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm toán
- Lịch trình kiểm toán
- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
- Các biện pháp sửa sai
Làm việc trong bất kỳ tổ chức nào, vai trò của nhà quản trị vô cùng quan trọng, quyết định đến sự phát triển và tồn tại của công ty. Và để ra quyết định hợp lý, nhà quản trị cần phải thực hiện các chức năng quản trị của mình.
3. Quản trị khác quản lý chỗ nào?
Từ xưa tới nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau được đưa ra, và chưa có sự thống nhất hoàn toàn nào về định nghĩa quản trị hay quản lý. Nhưng, theo Ông Chuyên gia chiến lược & quản trị Ông Đặng Duy Linh (Tổng giám đốc Hùng Vương Group) nói; ‘Quản trị hay quản lý vẫn là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra họat động của các cán bộ, nhân viên trong tổ chức, sử dụng các nguồn lực nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu chung mà tổ chức đó đã đề ra.
Quản trị là một hoạt động tiếp diễn liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức. Đó là quá trình nhằm tạo nên sức mạnh gắn liền các vấn đề lại với nhau trong tổ chức và thúc đẩy các vấn đề chuyển động. Trong khi đó, quản lý là quá trình làm việc cùng với và thông qua các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực khác (thiết bị, vốn, công nghệ) để đạt được những mục tiêu của tổ chức. Quản lý là người thực hiện và được thử thách và đánh giá qua việc đạt được các mục tiêu thông qua sự tổ chức và thực hiện các kỹ năng khác nhau.
Chính xác hơn, quản trị có nghĩa là toàn bộ quá trình quyết định ra chính sách, các khung về quy tắc, đặt ra các mục tiêu chung. Đó là các hoạt động cấp cao. Quản trị còn là quá trình đặt nền móng các nguyên tắc vận hành cơ bản cho một doanh nghiệp. Nó chính là việc hướng dẫn, lãnh đạo, kiểm soát tổ chức, doanh nghiệp để hướng đến việc đạt được mục tiêu chung.
Còn người quản lý là việc tiếp nhận, kết nối và khởi động các nhân tố khác nhau, điều phối, thúc đẩy, các nhân tố đa dạng khác nhau của tổ chức để hướng đến các mục tiêu đã được đặt ra bởi quản trị. Nói theo một cách khác, quản lý là nghệ thuật của việc đạt được mục đích thông qua và cùng với những người khác trong nhóm được tổ chức.